Thao Tác Cơ Bản Trên Ảnh - Bài 1

1. Tạo ảnh và lưu trữ

+ Tạo ảnh mới: Chọn File -> New (Ctrl + N) xuất hiện hộp thoại yêu cầu nhập các thông tin

- Name: Tên của ảnh

- Width: Độ rộng của ảnh (Tuỳ chọn đơn vị đo)

- Heght: Độ cao của ảnh (Tuỳ chọn đơn vị đo)

- Resolution: Độ phân giải của ảnh (Độ phân giải có ảnh hưởng đến chất lượng ảnh khi in)

- Mode: Lựa chọn chế độ màu ảnh

Bitmap Chế độ màu chuẩn của Windows

GrayScale Chế độ ảnh đơn sắc

RGB Color Chế độ ảnh tổng hợp ba màu RGB

CMYK Color Chế độ ảnh tổng hợp 4 màu CMYK

Lab Color Chế độ ảnh PhotoLad (ảnh chụp)

- Contents: Chọn kiểu nền cho ảnh

+ Lưu trữ ảnh đang xử lý: Chọn File -> Save (Ctrl + S)

+ Đổi tên cho ảnh đang làm việc: Chọn File -> Save As

2. Chế độ nén ảnh

+ Thông thường các ảnh làm việc trong PhotoShop đều có phần mở rộng là .PSD (Phần mở rộng chuẩn của chương trình)

+ Dạng ảnh chuẩn .PSD có chất lượng ảnh cao nhưng độ lớn của File ảnh thường lớn so với các ảnh nén thông thường, do vậy khi cần chuyển tải ảnh ta nên dùng chế độ nén.

Một số dạng ảnh nén chuẩn:

- JPEG (.JPG) ảnh nén dung lượng cao và khả năng bảo toàn chất lượng ảnh tốt

- PCX (.PCX) ảnh nén dung lượng cao nhưng khả năng bào toàn chất lượng ảnh thấp

- Bitmap (.BMP) chế độ ảnh nén chuẩn của WINDOWS

- PICT File (.PIC) khả năng nén kém hiệu quả

+ Để chuyển đổi dạng ảnh nén khác: Chọn File -> Save As, hoặc File -> Save As a copy -> xuất hiện hộp thoại:

- File name: Tên File ảnh

- Save As: Lựa chọn dạng nén ảnh

3. Lựa chọn và tô màu cho ảnh

a/ Lựa chọn một vùng ảnh

- C.cụ 1.1: Cho phép chọn ảnh theo các khuân mẫu có sẵn

1.1.1 Rectangule Marquee Tool - M: Chọn theo vùng chữ nhật, vuông

1.1.2 Elliptical Marquee Tool - M: Chọn theo vùng Ellip, tròn

1.1.3 Single Row Marquee Tool - M: Chọn bằng phân vạch ngang

1.1.4 Single Column Marquee Tool - M: Chọn bằng phân vạch dọc

1.1.5 Crop Tool - C: Cắt lấy vùng ảnh cần làm việc

- C.cụ 1.2: Chọn ảnh theo đường tự do

1.2.1 Lasso Tool - L: Bấm kéo chuột, tạo một vùng chọn tự do

1.2.2 Polygonal Lasso Tool - L: Bấm chuột xác định liên tiếp các đỉnh cho tới khi khép kín để tạo một vùng chọn đa giác.

1.2.3 Magnetic Lasso Tool - L: Bấm kéo chuột theo phân vạch màu -> tạo đường biên chọn theo phân vạch màu của ảnh.

- C.cụ 2.2 Magic Wand Tool - W: Bấm chuột vào ảnh sẽ chọn được một vùng ảnh có dải màu liên tiếp nhau.

* Nháy kép chuột vào công cụ (hiện hộp thoại) -> Thay đổi giá trị Tolerance (độ rộng của dải màu chọn)

Một số thao tác trong khi chọn vùng ảnh:

- Để tạo độ mịn cho vùng ảnh chọn: Nháy kép chuột vào các công cụ chọn và thay đổi lại giá trị Feathe (từ 3 -> 5)

- Chọn thêm vùng: Bấm giữ Shift và chọn vùng kế tiếp

- Bớt vùng chọn: Bấm giữ Alt và chọn vùng cần bớt

- Đảo ngược vùng chọn: Ctrl + Alt + I

- Xoá bỏ vùng chọn: Ctrl + D

Chú ý: Nếu một vùng ảnh được chọn thì chỉ có vùng đó mới có khả năng hiệu chỉnh.

b/ Tô màu cho vùng ảnh chọn

- C.cụ 1.3 AirBrush Tool - J: Tô màu cho vùng ảnh chọn theo hiệu ứng bình phun

- C.cụ 2.3 PaintBrush Tool - B: Tô màu cho vùng ảnh chọn theo hiệu ứng chổi quét

* Nháy kép chuột vào công cụ (hiện hộp thoại) thay đổi các giá trị

- Pressure (áp lực phun) hoặc Opacity (áp lực quét)

- Fade: Số lần thực hiện tô (0 ó Vô cùng)

Chú ý:

- Chọn màu tô: Windows -> Show Color và chọn màu hoặc bấm chọn trực tiếp trên thanh công cụ Foreground Color/ Background Color.

- Thay đổi độ lớn của nét tô: Windows -> Show Brush và lựa chọn nét tô cho phù hợp.

C/ Tô vùng ảnh theo mẫu

C.cụ 1.4.1 Rubber Stemp Tool - S: Lấy mẫu ảnh tô cho vùng lân cận

- Bấm chọn công cụ

- Giữ Alt, bấm chuột vào vùng cần lấy mẫu, nhả Alt

- Bấm kéo chuột vào vùng ảnh cần tô mẫu

C.cụ 1.4.2 Pattern Stemp Tool - S: Tô theo khuân mẫu ảnh xác định trước

- Tạo vùng ảnh khuân mẫu (hình khối tự do)

- Chọn vùng ảnh mẫu bằng công cụ Rectangula Tool

- Chọn Edit -> Define Pattern

- Bấm chọn công cụ 1.4.2 -> Bấm kéo chuột vào vị trí cần tô

* Nháy kép chuột vào 1 trong 2 công cụ trên (hiện hộp thoại)

- Opacity: áp lực của mẫu

- Use All Layer: Cho phép lấy mẫu của lớp ảnh khác (chỉ áp dụng đối với C.cụ 1.4.1)

- Aligned: Lấy mẫu từ một ví trí

(Có thể thay đổi độ lớn của công cụ bằng cách chọn Windows -> Show Brush)

- C.cụ 2.4 History Brush Tool - Y: Khôi phục vùng ảnh đã hiệu chỉnh, trả lại nguyên bản trước khi mở ảnh

1 Response to "Thao Tác Cơ Bản Trên Ảnh - Bài 1"

Anonymous said...

thank you

Post a Comment